Trường Tiểu học Sơn Lâm thuộc xóm Lâm Trung, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai như bão, mưa lũ, sạt lỡ đất, lốc xoáy…Các hoạt động giáo dục cũng bị ảnh hưởng ít nhiều như trường học bị hư hại, đường đến trường bị ngập, đồ dùng dạy học và sách vở bị cuốn trôi, khiến cho việc dạy học bị gián đoạn. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, giáo viên và học sinh nhà trường còn thiếu kiến tức và kỹ năng về phòng chống thiên tai, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức tuy đã có thực hiện nhưng chưa thường xuyên... Trong bối cảnh đó việc thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH cho cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường có ý nghĩa hết sức cần thiết.
Giáo viên nhà trường hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn
BGH và đội ngũ giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện trường học an toàn. Từ đó, đưa ra những kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn trường học về dạy học, cơ sở vật chất, quản lý trường học. Trước đây, chỉ khi có thiên tai xẩy ra nhà trường mới huy động giáo viên và mọi người tham gia để ứng phó mà không có kế hoạch cụ thể và đặc biệt là thiếu kiến thức và kỹ năng về phòng chống thiên tai. Được sự hỗ trợ về kiến thức và cơ sở vật chất của dự án, và các hoạt động tập huấn, Ban giám hiệu nhà trường đã kiện toàn Ban quản lý thiên tai trường học, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên, được trang bị kiến thức và kỹ năng về phòng chống thiên tai và trường học an toàn, sẵn sàng làm nhiệm vụ trước trong và sau khi thiên tai xảy ra. Giáo viên và học sinh hiểu rõcác bước xây dựng trường học an toàn, được hướng dẫn đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực của trường học, thực hành xây dựng kế hoạch trường học an toàn đã giúp tôi cũng như các giáo viên và học sinh trong nhà trường hiểu sâu sắc hơn về thiên tai và trường học An toàn. Cán bộ giáo viên, học sinh, đại diện phụ huynh sử dụng các công cụđể đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương tại trường mình từ đó để lập kế hoạch phòng chống thiên tai
Nâng cao kiến thức và kỹ năng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho học sinh và giáo viên nhà trường
Trong khuôn khổ Dự án đã tổ chức 04 lớp tập huấn cho đội ngũ 10 giáo viên nòng cốt gồm: tập huấn nâng cao kiến thức về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, tập huấn kỹ năng truyền thông về giáo giục giảm nhẹ rủi ro thiên tai, tập huấn giới thiệu khung trường học an toàn và hướng dẫn đánh giá, tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu.
Sau khi được tập huấn, đội ngũ giáo viên được hỗ trợ để tiến hành thực hiện các tiêt học lồng ghép nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình dạy và học cho 3 lớp khối 4,5 của trường. Thông qua các lớp tập huấn và các tiết họcnày, đội ngũ CB,GV, HS được trang bị các kiến thức, kỹ năng truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; cách ứng phó với các loại thiên tai nhằm giảm nhẹ rủi ro, chương trình bao gồm các lớp tập huấn, các tiết học kĩ năng sống, hoạt động ngoại khóa, buổi diễn tập cách ứng phó với lốc xoáy góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm của CB,GV, các bậc phụ huynh và các em học sinh. Đặc biệt, khóa tập huấn đã mang đến cho các em học sinh và các thầy cô nhiều hoạt động bổ ích, sôi nổi, đầy sáng tạo, đã thực hiện một số hoạt động nâng cao sự hiểu biết về giảm nhẹ rủi ro thiên tai các hoạt động đã và đang triển khai là phù hợp, thể hiện nhu cầu phải tiếp tục tạo dựng “hành lang”, “sân chơi” tìm hiểu về kiến thức phòng, chống thiên tai trong nhà trường vì những kiến thức, kỹ năng hữu ích này sẽ hỗ trợ các em trong suốt hành trình cuộc sống.
Dựa trên thực tiễn và tư vấn từ các chuyên gia, một chương trình học được thiết kế cho khối 4, 5 với 6 chủ đề (thời lượng từ 1-6 tiết học): Nhận diện thiên tai, khái niệm về thiên tai, biến đổi khí hậu, tác động thiên tai/biến đổi khí hậu (BĐKH) đến đối tượng dễ bị tổn thương, giảm nhẹ rủi ro thiên tai – hành động của em, hoạt động rèn luyện kỹ năng giảm nhẹ rủi ro thiên tai (RRTT) của học sinh. Sau những tiết học với nội dung như trên được lồng ghép, em càng hiểu thêm rằng, mỗi khi di chuyển trên đường bị ngập, không nên đi nhanh, không dừng lại tránh trú ở cột điện và cây. Trường hợp khi đang học, nước dâng cao thì không tự ý ra về, tránh đuối nước; nếu ở nhà thì di chuyển lên tầng 2 hoặc gác lửng. Với em Nguyễn Bảo Ngân lớp 5 A thì điều em tâm đắc nhất là việc chuẩn bị những thứ cần thiết mang theo khi cùng gia đình đến nơi tránh, trú bão. Em Bảo Ngân kể: “Ở lớp cô đã dạy, chúng con lựa chọn và được phân tích nên chọn món nào trong điều kiện thời tiết mưa lũ. Con còn phụ giúp gia đình kê đồ đạc lên cao và bảo quản lương thực. Những kiến thức được học, con kể cho mẹ để mẹ biết thêm”.
Tạo sân chơi bổ ích thu hút giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia các hoạt động về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu
Bên cạnh các hoạt động tập huấn và lồng ghép giảng dạy kiến thức, nhằm tạo sự lôi cuốn, thu hút sự tham gia chủ động tích cực cũng như nâng cao hiệu quả truyền thông về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhà trường; trong khuôn khổ hoạt động Dự án đã hỗ trợ tổ chức các hoạt động như hoạt động ngoài giờ lên lớp “Giao lưu khám phá: Chúng em với trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu” và “Diễn tập ứng phó với lốc xoáy tại trường học”.
Tham gia các hoạt động giao lưu khám phá học sinh đã thể hiện sự hiểu biết của mình về phòng tránh thiên tai thông qua việc trả lời các câu hỏi, các tiểu phẩm do các em sáng tác, tham gia các trò chơi vận động, kỹ năng sơ cấp cứu đồng thời thể hiện kỹ năng tuyên truyền trong cộng đồng. Hoạt đông đã tạo được sân chơi bổ ích, thông qua đó, các em đã khẳng định được mình trong công tác tuyên truyền vận động phòng tránh thiên tai, thảm họa, góp phần nâng cao nhận thức để mỗi người, mỗi gia đình nêu cao tinh thần chủ động phòng tránh thiên tai, tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra tại trường học và địa phương. Hoạt động “ Diễn tập ứng phó với lốc xoáy” thực sự là một trải nghiệm thực sự quý giá giúp nhà trường đánh giá được năng lực ứng phó thiên tai của nhà trường, thực hành xử lý tình huống khi có thiên tai tai xẩy ra.
Dự án do Công ty TNHH Beverage tài trợ thông qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai tại trường Tiểu học Sơn Lâm đã mang lại hiệu quả hết sức thiết thực, hỗ trợ nhà trường nâng cao năng lực, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xây dựng mô hình trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí khậu.Mô hình này có thể được nhân rộng và triển khai ở các trường học khác trong khu vực.này t Điều này thể hiện vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao của doanh nghiệp trong viêc cùng đồng hành với Hội và các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng về phòng chống và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra. Chúng ta tin tưởng rằng với sự chung tay của cả cộng đồng chúng ta sẽ xây dựng được ngày càng nhiều mô hình trường học an toàn trước thiên tai và biến đổi khí hậu.